Lý giải về động thái này,ộtcôngtyđịaốcchotoànbộnhânviênnghỉviệckhônglươgoogle dịch hình ảnh ông Đinh Chí Minh, Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc HDTC, cho biết hiện nguồn tài chính của công ty vô cùng khó khăn, không có nguồn thu để chi trả lương cho lãnh đạo, nhân viên. Vì vậy, để phù hợp với tình hình hoạt động trong thời gian hiện nay, hội đồng quản trị đã thống nhất sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, chỉ giữ lại những nhân sự chủ chốt nhằm củng cố công ty giai đoạn trước mắt.
"Vì vậy, công ty thông báo toàn thể cán bộ, nhân viên đang làm việc tại HDTC, chi nhánh công ty tạm thời nghỉ không hưởng lương để chờ việc", ông Minh nêu trong thông báo.
Công ty cổ phần Phát triển và Kinh doanh Nhà là doanh nghiệp bất động sản lớn với hơn 35 năm hoạt động trong ngành. Tiền thân của HDTC là công ty nhà nước, trực thuộc Sở Nhà Đất và Công trình công cộng, hình thành từ năm 1984 và được cổ phần hóa năm 2016 với vốn điều lệ hơn 2.200 tỷ đồng. Doanh nghiệp này hiện là công ty thành viên trực thuộc Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn TNHH MTV (sở hữu 30% vốn điều lệ). HDTC đang có gần 1.000 cán bộ nhân viên làm việc.
Giai đoạn 1998 - 2005, công ty này được giao thực hiện các dự án xây dựng nhiều khu dân cư lớn tại TP HCM như Khu dân cư Bình Trưng 10 ha (quận 2); Khu dân cư Bình Trị Đông 28 ha (huyện Bình Chánh); Khu đô thị mới An Phú - An Khánh 131 ha (quận 2); Khu dân cư An Sương 65 ha (quận 12); Khu dân cư Tân Đức An 5 ha (quận Thủ Đức)... Ngoài ra, doanh nghiệp này còn triển khai nhiều dự án tái định cư lớn của thành phố.
Về tình hình kinh doanh, theo tài liệu kỳ họp đại hội cổ đông thường niên năm 2023 cho biết tổng doanh thu năm ngoái của công ty đạt 830 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 96 tỷ đồng, thù lao hội đồng quản trị và ban kiểm soát hơn 8,3 tỷ đồng. Sang năm nay, HDTC đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng, lợi nhuận 200 tỷ đồng, tỉ lệ chia cổ tức 7%.
Tuy nhiên tháng 8, Cục Thuế TP HCM công khai danh sách người nộp thuế nợ tiền đợt 1, có Công ty HDTC đang nợ hơn 755 tỷ đồng. Đến tháng 10, Chi cục Hải quan Quản lý hàng đầu tư thuộc Cục Hải quan TP HCM đã ngưng làm thủ tục thông quan hàng hóa trong thời hạn 1 năm với HDTC do nợ thuế nội địa hơn 100 tỷ đồng.
Cùng thời điểm trên, ông Đinh Trường Chinh, cựu Chủ tịch hội đồng quản trị HDTC bị khởi tố vì sai phạm đất đai trong vụ Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) liên quan đến hơn 6.200 m2 đất công tại số 33 Nguyễn Du và 34, 36, 42 Chu Mạnh Trinh, phường Bến Nghé, quận 1, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho nhà nước. Sau đó HDTC cũng ra thông cáo cho biết ông Chinh bị khởi tố liên quan đến thời kỳ là Chủ tịch Công ty TNHH Thương mại - Quảng cáo - Xây dựng - Địa ốc Việt Hân, không liên quan đến HDTC.
Động thái cho toàn bộ cán bộ, nhân viên nghỉ việc không lương của HDTC đang phản ánh phần nào thực trạng khó khăn chung của các doanh nghiệp bất động sản thời gian qua. Các công ty như Đất Xanh, Phát Đạt, Khang Điền hay Tập đoàn Novaland trước đó cũng cắt giảm hàng loạt lao động.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 10 năm nay, cả nước có 1.067 doanh nghiệp bất động sản giải thể, tăng 9,5% so với cùng kỳ 2022. Đây là ngành chứng kiến lượng doanh nghiệp giải thể lớn nhất trong kỳ này, trong khi đó số doanh nghiệp trong ngành thành lập mới đạt 3.850 đơn vị, giảm 50,2% so với cùng kỳ 2022. Nhiều doanh nghiệp dừng triển khai các dự án mới, dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn, tinh giảm đến 50% lực lượng lao động để ứng phó với điều kiện khó khăn hiện tại.
Còn theo Hội môi giới bất động sản Việt Nam(VARS), mỗi tháng vẫn có khoảng 107 doanh nghiệp bất động sản rời khỏi thị trường. 20% sàn giao dịch tiếp tục đối diện nguy cơ giải thể, phá sản, 40% sàn đang nỗ lực chống đỡ để duy trì, chỉ còn hoạt động với một vài nhân sự nòng cốt, phải cố gắng cầm cự. Doanh nghiệp còn hoạt động, tiếp tục gặp khó khăn về nguồn vốn do không bán được hàng, không huy động được nguồn vốn trả trước của khách hàng.
Thời gian qua, chính phủ và các cơ quan, bộ ngành đã có sự quyết liệt khôi phục trở lại thị trường bất động sản. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, các biện pháp hỗ trợ vẫn chưa thực sự đủ lực. Để thị trường có thể đạt được những chuyển biến rõ rệt, đặc biệt cần thêm nhiều giải pháp thật sự cụ thể, chi tiết và mạnh tay hơn nữa từ phía Chính Phủ, các bộ ngành và cả hệ thống ngân hàng.
Nhiều dự báo về thị trường bất động sản cuối năm 2023 và nửa đầu năm 2024, chỉ ra lĩnh vực bất động sản rất có thể tiếp tục chứng kiến sự "ra đi" của không ít doanh nghiệp do không còn đủ sức chống chọi với cuộc khủng hoảng trong thời gian dài.
Nguyên Tiêu